Breaking News
Home / Bảo trì máy lạnh / BÌNH TÁCH LỎNG TRONG HỆ THỐNG MÁY LẠNH CÓ CHỨC NĂNG GÌ? CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BÌNH TÁCH LỎNG RA SAO?

BÌNH TÁCH LỎNG TRONG HỆ THỐNG MÁY LẠNH CÓ CHỨC NĂNG GÌ? CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BÌNH TÁCH LỎNG RA SAO?

Bảo trì máy lạnh – Bài 39

Hệ thống lạnh là tập hợp nhiều thiết bị như: dàn nóng, dàn lạnh, máy nén, van tiết lưu, bình tách dầu, bình chứa cao áp, bình tách lỏng,… Trong các thiết bị trên thì bình tách lỏng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống. Bình tách lỏng có nhiệm vụ đúng với tên gọi của nó là tách lỏng. Vậy tại sao cần tách gas lỏng và hơi trước khi về máy nén, tại sao phải có bình tách lỏng phải đặt trước máy nén? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bình tách lỏng ra sao? Bài viết sau sẽ giải đáp những câu hỏi trên của các bạn.

Bình tách lỏng là thiết bị dùng để tách gas lỏng lẫn trong gas hơi. Tại sao phải tách lỏng? Bởi vì gas trước khi vào máy nén phải ở trạng hơi (thái bảo hòa khô hoặc hơi quá nhiệt) để máy nén nén hơi từ áp suất thấp lên áp suất cao. Máy nén chỉ nén được hơi chứ không nén lỏng cho nên yêu cầu gas lạnh trước vào máy nén phải là 100% hơi, nếu có lọt gas lỏng vào trong máy nén thì xảy ra hiện tượng va đập thủy lực làm hỏng máy nén.

Bình tách lỏng được đặt trước máy nén tính theo đường ống dẫn gas, tức nghĩa là gas lạnh trước khi về máy nén phải qua bình tách lỏng trước.

Về cấu tạo của bình tách lỏng bao gồm những thành phần chính như sau: bình chứa áp lực cao, đường gas hơi lẫn lỏng vào, đường gas hơi ra, đường gas lỏng, lưới chắn lỏng. Thông thường bình tách lỏng kết hợp với cuộn coil ống để giải nhiệt cho gas lỏng sau khi ra khỏi dàn nóng.

– Bình chịu tách lỏng phải chịu được áp lực cao mặc dù ở vị trí này áp lực gas lạnh là thấp nhất nhưng vẫn cao hơn áp suất khí quyển.

– Đường gas hơi lẫn lỏng, gas lỏng, gas hơi để dẫn môi chất vào.

Nguyên lý hoạt động của bình tách lỏng: Bình tách lỏng hoạt động tách gas lỏng lẫn trong hơi ra theo nguyên tắc giảm động năng và trọng lực. Tức nghĩa là gas lạnh dạng hơi lẫn lỏng trước khi vào bình tách lỏng có động năng lớn, sau đó vào bình tách lỏng sẽ giảm động năng rất nhiều sau đó gas lỏng với trọng lượng lớn hơn sẽ rơi xuống còn gas lạnh dạng hơi sẽ ở  tầng trên. Gas dạng hơi phía trên sẽ được máy nén hút vào qua đường gas hơi của bình tách lỏng.

Ngoài nhiệm vụ tách lỏng ra thì bình tách lỏng còn là nơi chứa các cặn bã trong đường ống như mạt sắt, mặt đồng,…để tránh những vật thể này vào máy nén làm hỏng máy nén. Bình tách lỏng còn giúp bảo vệ máy nén khí dàn lạnh không được bảo trì định kỳ. Bởi vì khi máy lạnh không được bảo trì định kỳ thì dàn lạnh bị dơ dẫn đến dàn lạnh không trao đổi nhiệt được làm cho gas lỏng áp suất thấp không bay hơi được => lỏng kéo về máy nén nhưng do có bình tách lỏng nên sẽ chứa lỏng bảo vệ máy nén.

Nhiệm vụ và chức năng cuối cùng và rất cần thiết đó là chứa gas lỏng của hệ thống khi hệ thống lạnh gặp những sự cố như sau:

– Hệ thống bị xì gas thì ta có thể nhốt gas để hạn chế gas thất thoát (chú ý gas R410a không thu hồi lại được vì đây là gas hỗn hợp).

– Cần di dời dàn lạnh, dàn nóng, thay thân van tiết lưu, thay dàn coil lạnh, thay dàn coil nóng, thay cáp,… thì việc nhốt gas lại giúp giảm rất nhiều chi phí bởi gas được chứa trong bình tách lỏng. Lưu ý tùy từng hãng mà việc nhốt gas này phải được hãng cho phép nếu không sẽ không được bảo hành.

Trong hệ thống lạnh trung tâm có rất nhiều thiết bị bảo vệ nhưng có thể nói bình tách lỏng là một trong những quan trọng của hệ trung tâm.

Còn máy lạnh dân dụng thì sao? Đối với máy lạnh dân dụng thì không có bình tách lỏng, có thì chỉ ở những máy công suất lớn cỡ 2,5hp trở lên. Bù lại thì máy lạnh dân dụng thì có tiêu chuẩn khoảng cách dàn lạnh và dàn nóng tối thiểu  3m trở lên mục đích là tránh lỏng kéo về máy nén. Nội dung này mình đã chia sẻ ở ” Bảo trì máy lạnh – Bài 31″ mời bạn đọc tìm đọc thêm nha.

Vậy để bảo vệ máy nén thì các bạn cần vệ sinh dàn lạnh định kỳ để tránh hiện tượng lỏng kéo về máy nén. Thông thường thời gian bảo trì là từ 2-3 tháng tùy theo mức độ bụi tại nơi đặt dàn lạnh. Bảo trì máy lạnh ngoài  bảo vệ máy nén thì còn giúp cho bạn tiết kiệm điện năng tiêu thụ của hệ thống và bảo vệ sức khỏe của bạn, đồng nghiệp bạn, gia đình bạn,…

Trên là những chia sẻ của mình về kiến thức thiết bị bảo vệ máy nén-bình tách lỏng.

Cám ơn các bạn đã quan tâm bài viết của mình.

———————————————————————

CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN LQC

Hotline:

  • 0909.514.790 (Có Zalo)
  • (028)3 63.67.95

Email: lamnguyen.lqc@gmail.com

Địa chỉ: 12F đường 3A Himlam, P. Tân Hưng, Q.7, Tp.HCM

———————————————————————

Riêng thương hiệu Bảo trì máy lạnh Lqc thì bạn sẽ dễ dàng biết được thông tin:

– Chia sẻ kinh nghiệm về bảo trì máy lạnh và hệ thống lạnh trung tâm qua   baotrimaylanh.vn

– Hoạt động thường xuyên của MECO qua Fanpage baotrimaylanhlqc

“ DỊCH VỤ BẢO TRÌ VỆ SINH MÁY LẠNH KHÔNG PHÁT SINH CHI PHÍ BƠM GAS”

Share

About Phan Hữu Lực

Check Also

NHỮNG THIẾT BỊ CẢM BIẾN BẢO VỆ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRUNG TÂM

Bảo trì máy lạnh – Bài 42 Điều hòa dân dụng và hệ thống điều …

34 comments

  1. Bình tách lỏng thường hư hại bởi lý do gì vậy bạn?

  2. Bình tách lỏng có khi nào bị đầy gas lỏng không bạn? Khi đó thì sẽ xảy ra hiện tượng gì bạn?

  3. Mình có mấy loại vậy?

  4. Những cặn bã trong bình tách lỏng sẽ đi đâu bạn?

  5. Bình tách lỏng này thì hay hư không ad?

  6. bình tách lỏng này có hay bị hư không?nên kiểm tra định kỳ sao bạn?

  7. Chào bạn, bình tách lỏng này có dễ bị hư hại không bạn?

  8. bình tách lỏng này sử dụng trong thời gian bao lâu vậy bạn

  9. Cảm ơn chia sẻ tuyệt vời của bạn nhé!

  10. bình tách lỏng này mình mua thay thế nếu bị hư đc không bạn

  11. Bình tách lỏng bên bạn nguồn gốc ở đâu? giá như thế nào

  12. Quá hay, nay mới có người chia sẻ trên mạng về chủ đề này

  13. Bình tách lỏng có phải thay định kỳ không bạn? Hay mình dùng vĩnh viễn theo máy vậy bạn nhỉ?

  14. thiết bị bảo vệ máy nén-bình tách lỏng có bán lẻ không ad? ad có tới lắp tận nơi không

  15. Bình tách lòng này, làm sao để biết là hàng chất lượng ?

  16. Cách sử dụng máy lạnh như thế nào để bình tách lỏng lâu bị hỏng

  17. Nếu một máy lạnh kg lắp bình tách lỏng thì sao?

  18. Bình tách lỏng có dễ hỏng không?

  19. Dấu hiệu nào của máy lạnh để nhận biết bình tách lỏng bị hư vậy bạn?

  20. Chia sẻ tuyệt vời qua anh thế co cách nào để biết hết gas ko a

  21. Mình muốn mua bình tách lỏng về tự thay được ko?

  22. nên kiễm tra định kỳ bao lâu 1 lần vậy anh

  23. Bên bạn có bảo trì và sửa máy lạnh ko vậy?

  24. Có nên định kỳ vệ sinh máy lạnh không bạn?

  25. Bình này hư thường sẽ có biểu hiện gì ạ ?

  26. Một năm nên bảo trì máy lạnh mấy lần add?

  27. chia sẻ tâm huyết quá ạ. Em học ngành này phải học hỏi anh nhiều rồi!

  28. Máy lạnh bên em hay bị đứng đột ngột rồi có lại. Là sao vậy Anh ?

  29. bạn có nhận đào tào thợ sữa chữa máy lạnh không ạ

  30. Bình tách lỏng nếu bị nứt hay xì hơi thì có nguy hiểm gì không bạn?

Trả lời Lê Hữu Trí Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.